ARN là gì? Cấu trúc và quá trình tổng hợp ARN
- ARN (axit ribônuclêic) là một đại phân tử hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với các Nuclêôtit A, U, G, X tạo thành đơn phân của ARN, mang tính đa dạng và đặc thù cho phân tử này.
Lý thuyết trọng tâm
I. ARN
1. Cấu trúc
a. Cấu trúc hóa học
- ARN (axit ribônuclêic) là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.
- ARN là phân tử có cấu trúc đa phân, với đơn phân thuộc các loại Nuclêôtit A, U, G, X. Từ 4 loại đơn phân này tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ARN.
b. Cấu trúc không gian
- ARN trong tế bào được chia thành 3 loại chính: mARN (ARN mang thông tin), tARN (ARN vận chuyển) và rARN (ARN tạo ribôxôm).
- Khác với ADN, ARN chỉ có cấu trúc gồm 1 mạch đơn. Để tồn tại bền vững trong không gian, các Nuclêôtit trên mạch đơn này có thể kết hợp với nhau để tạo thành cấu trúc bền vững hơn.
2. Quá trình tổng hợp ARN (Quá trình phiên mã/sao mã)
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh.
- Quá trình tổng hợp ARN dựa trên NTBS, trong đó A liên kết với U trên mạch gốc, T liên kết với A trên mạch gốc, G liên kết với X và X liên kết với G.
- Quá trình tổng hợp:
Bước 1. Khởi đầu:
- Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN:
- Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các Nuclêôtit trong môi trường tế bào liên kết với các Nuclêôtit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
- Agốc – Umôi trường
- Tgốc – Amôi trường
- Ggốc – Xmôi trường
- Xgốc – Gmôi trường
Bước 3. Kết thúc:
- Khi enzym di chuyển đến cuối gen và gặp tín hiệu kết thúc, quá trình phiên mã dừng lại và phân tử ARN được giải phóng. Vùng đã phiên mã xong sẽ đóng xoắn ngay lập tức.
- Kết quả và ý nghĩa:
- Qua quá trình tổng hợp ARN từ gen, ARN tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin ngoài nhân tế bào.
Công thức thường dùng
- Số ribônuclêôtit cần sử dụng trong quá trình phiên mã.
- Liên hệ giữa chiều dài và số ribônuclêôtit.
- Khối lượng của ARN: M = rN x 300 đvC.
- Số liên kết hoá trị giữa các ri bô nuclêôtit: P = rN – 1.
Bài tập tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
-
Bài tập về ARN có lời giải.
-
Trắc nghiệm ARN có đáp án.
-
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:
- ADN là gì? Cấu trúc và cơ chế tự nhân đôi ADN.
- Bài tập về ADN có lời giải.
- Trắc nghiệm ADN có đáp án.
- Protein là gì? Cấu trúc, chức năng, quá trình tổng hợp Protein.
- Bài tập về Protein có lời giải.
- Trắc nghiệm Protein có đáp án.
-
Mục lục các chuyên đề Sinh học lớp 9:
- Chuyên đề: Các qui luật di truyền.
- Chuyên đề: Nhiễm sắc thể.
- Chuyên đề: Phân tử.
- Chuyên đề: Di truyền người.
- Chuyên đề: Ứng dụng di truyền.
- Chuyên đề: Sinh thái.
Săn SALE shopee tháng 7:
-
Đồ dùng học tập giá rẻ.
-
Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai.
-
Tsubaki 199k/3 chai.
-
L’Oreal mua 1 tặng 3.
-
Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán, Văn, Anh lớp 9 có đáp án.